Là dân tộc tiếp thụ văn hóa có chọn lọc và cải biến, Nhật Bản xây dựng thần thoại và tín ngưỡng dân gian khá hoàn thiện kể từ khi Phật giáo Bắc Tông du nhập sau thế kỷ 10. Phật giáo đóng góp cho hệ thần ngoại nhập và tín ngưỡng phổ biến, nhất là hình ảnh các A La Hán (阿羅漢) quần hội; Quán Thế âm bồ tát (觀世音菩薩, trong Tây phương tam thánh) với các biến thể cứu độ; Bồ đề đạt ma (菩提達磨) hóa thân thành thần may mắn Daruma (ダルマ) do ngồi thiền rụng hết các tay chân và Bố đại hòa thượng (布袋) hay cười... Số 7 là con số Phật giáo và tín ngưỡng Thất Phúc thần (七福神, Shichi Fukujin) cũng nằm trong số 7 vốn rất được người Nhật ưa chuộng.
Phong thủy Nhật Bản quy định Thanh Long (青龍, Seiryū) phương Đông mùa xuân; Chu Tước (枢木, Suzaku) phượng hoàng lửa, phương Nam mùa hè; Bạch Hổ (白虎, Byakko) phương Tây mùa thu và Huyền Vũ (玄武 Genbu - khác Trung Hoa, gồm 2 loài vật cùng tồn tại trong 1 thực thể) rùa trường sinh bất tử và rắn hóa thân của sự khôn ngoan, linh hoạt - cân bằng âm dương. Hạc (鶴,Tsuru) là loài vật chung thủy; kỳ lân (麒麟, Qilin) vượng tài, Sư tử (獅, ライオン) bảo vệ kiến trúc (nhà ở, đền, cung cấm...), cá Koi (錦鯉,Nishikigoi) may mắn hay Dê (羊) hiền hòa, sinh sôi...