Được giới mộ điệu săn lùng nhiều nhất trong các loại cổ vật gốm Satsuma, Gosu Blue là những kiệt tác hiếm hoi mang trên mình gia huy Shimazu men xanh (chữ thập trong vòng tròn) và được sản xuất rất hạn chế tại Kyoto giữa thế kỷ 19, trước khi chấm dứt hẳn vào năm 1872. Gosu Blue thường được gọi là gốm thời kỳ Edo muộn, tức giai đoạn 1850-1870.
Kỹ thuật men trên men
Gốm Satsuma được trang trí bằng các kỹ thuật của Gosu Blue, có sắc xanh nhất định đối với các hình ảnh được vẽ bằng tay trên bề mặt của thân gốm. Gosu Blue bao gồm các biến thể khác nhau, có thể là màu xanh da trời, màu xanh đậm, xanh lá cây hoặc đen tùy thuộc vào việc nung với các biểu cảm hội họa tinh tế.
Hình 1.
Cuối triều đại nhà Minh, từ thế kỷ 16 đến nửa đầu thế kỷ 17, Trung Quốc xuất khẩu sang Đông Nam Á và Nhật Bản đồ gốm sứ được trang trí với các thiết kế táo bạo, vẽ tự do bằng men tráng màu đỏ và xanh lá cây. Những đồ gốm này người Nhật gọi là Gosu Akae, các nét cọ vẽ Gosu Akae sống động, độc đáo màu đỏ rực đặc trưng chi phối đã ảnh hưởng kỹ thuật trang trí gốm Nhật ngay tức thì.
Hình 2.
Trong tiếng Nhật, từ "Gosu" hàm nghĩa rộng là từ phía Nam Trung Quốc. Kỹ thuật men này được cho đã mang vào vùng Arita, nơi khởi nguồn ngành gốm sứ Nhật Bản, vào đầu thời Edo. Dần dần, Gosu cũng được hiểu là sắc tố men xanh, thường được được sử dụng rộng rãi cho gốm sứ, chẳng hạn như đồ màu xanh và trắng.
Hình 3.
Men màu xanh này có độ bão hòa cao, rất đặc biệt và dày nên không bao giờ phai. Kỹ thuật này được người Nhật phát triển mạnh vào thế kỷ 19 cho gốm Satsuma, nên được gọi là Gosu Blue. Vì sắc tố được đưa vào đồ gốm Satsuma vốn không tráng men, nên màu sắc của Gosu Blue vẽ lên gốm được gọi là men trên men. Khi sử dụng kỹ thuật tráng men Gosu, hình ảnh sẽ trở nên sáng và lung linh hơn. Tuy màu xanh da trời thường dùng khá đậm đặc, nhưng ngay cả khi sơn mỏng, người ta cũng không thể nhìn xuyên qua.
Hình 4.
Kỹ thuật Gosu Blue là dùng chổi sơn lớn đặc thù, gọi là chổi Dami, nhúng đẫm “men Gosu” để sơn tinh xảo lên thân gốm, đồng thời kiểm soát lượng sơn nhỏ giọt bằng cách dùng ngón tay bóp nhẹ chiều dọc chổi. Nó đòi hỏi kỹ năng, sự tập trung cao và hơn hết là sự kiên nhẫn khi vẽ bằng tay và phối màu sắc khác nhau tùy thuộc theo mùa, thời tiết và độ ẩm. Vì thế, sẽ không bao giờ có 2 sản phẩm Gosu Blue giống nhau.
Kiệt tác Satsuma Gosu Blue
Chiêm ngưỡng những kiệt tác Satsuma Gosu Blue là hoài niệm về khoảnh khắc chuyển đổi chính trị, văn hóa và kỹ thuật từ nền chính trị bế quan tỏa cảng, chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa và kỹ mỹ thuật Trung Hoa, sang tự chủ và thăng hoa của dân tộc Nhật Bản kiên cường hơn 150 năm qua. Nhà sưu tập có thể cảm nhận tuyệt phẩm sưu tập của mình qua 2 giai đoạn trước và sau thời khắc lịch sử chuyển đổi năm 1868 với cảm xúc rất khác biệt.
Hình 5.
Giai đoạn có niên đại trước 1867, dòng gốm cổ phục vụ trà đạo, xu hướng vẽ thoáng bề mặt và họa tiết đơn giản. Mặt trước đĩa là hình họa hoa cúc quốc hoa khoe sắc vàng, xanh và trắng, đan xen bên dòng suối xanh ngời sắc Gosu Blue dưới bầu trời mây quang đãng. Mặt sau thành đĩa vẽ gia huy Mạc Phủ: Mitsuba Aoi (Tam Diệp Thục Quỳ) hay Tokugawa Aoi (Đức Xuyên Quỳ), bên cạnh triện xanh đặc hữu Lãnh chúa Shimazu, phiên Satsuma. Chính giữa đĩa là chữ ký nghệ nhân và địa danh Satsuma (Hình 1 và 2). Hoặc chiêm nghiệm công án thiền với hình ảnh hoa bìm bìm (hình 3).
Hình 6.
Nghệ nhân Nhật Bản, khi triệt để cải tổ và học tập kỹ thuật phương Tây kể từ năm 1868, đã sử dụng một số khoáng chất và nguyên tố tự nhiên nhất định, như Cobalt hoặc Asbolite để hoàn thiện lối vẽ men trên men, hay dưới men của dòng gốm Kyoto-Satsuma có họa tiết phủ kín, thếp vàng vẫn thấy toát lên sắc xanh Gosu Blue quý phái.
Tây phương có thể hiểu đơn giản văn hóa và tâm linh người Nhật qua bộ trà Tây kỹ thuật dragonware (circa 1872 - Hình 4) vẽ các hiện thân của Bồ tát Long Thọ giữa đời sống xã hội Nhật Bản, minh thị Phật giáo vốn đặc trưng không có giáo đoàn xuất gia.
Ngài cũng hiện hữu với hình ảnh những Bồ tát trí huệ tay cầm chiếu thư khắp quanh đỉnh trầm phủ men xanh, có chân tam sư vững chãi và nắp lân tung cước hí đào trên cửu trùng vân bằng hồi văn chồng lớp (cao 58cm - Hình 5). Đức Phật A-di-đà khi thuyết pháp trước các đệ tử luôn luôn có các hiện thân của đức Quan Âm khoan hòa và ngài Đại Thế Chí tay cầm sen xanh chứng minh; Bồ tát trong muôn sắc diện luận pháp quanh thân chiếc bình hoa thếp vàng rực rỡ (cao 32 cm - Hình 6)…
Hiện giới chơi đồ cổ rất khó sưu tập 1 tác phẩm Gosu Blue chính hiệu thời kỳ Edo, thường được gọi trang trọng là Imperial Satsuma