TẢN MẠN MỐI LƯƠNG DUYÊN LỊCH SỬ GỐM SATSUMA VỚI TRIỀU ĐẠI TƯỚNG QUÂN

08/06/2020

Các tướng quân sáng lập Mạc Phủ đều để lại dấu ấn lớn với lịch sử, với ngành gốm sứ Nhật Bản. Ngắm những tác phẩm gốm Satsuma thời Edo (1603-1867) rất đa dạng hình thái cốt gốm, lối vẽ phản ánh nghệ thuật một thời “bế quan tỏa cảng” và chuyển tiếp Minh Trị Duy tân (1868-1912), sẽ giúp ta hiểu vì sao Nhật Bản đã vượt thoát Trung Hoa và tiến lên hàng cường quốc.

Lịch sử Nhật Bản ghi nhận ba triều đại Mạc Phủ (幕府) liên tục tiếm quyền Nhật Hoàng (1167-1867). Ảnh hưởng phong kiến Trung Hoa thời Tam Quốc, các tướng quân ra trận vốn thường trú trong các nhà vải (幕府) nên khi chiến binh Samurai (侍)thống nhất giang sơn sau nội chiến và sáng lập "nền chính trị võ gia", họ giữ luôn quyền cai trị với danh nghĩa Đại Tướng quân.

Chiến binh đầu tiên vươn tới chức Thiên hoàng quân sư, lập chính quyền thống trị samuraibiến Thiên Hoàng thành bù nhìnThái Chính Đại Thần Taira no Kiyomori (平清盛, 1118-1181). Tướng quân Minamoto no Yoritomo (源頼朝,1147-1199) cướp ngôi sau đó đã thiết lập chế độ Mạc Phủ đầu tiên (Mạc () là bức màn hay rèm và Phủ () là nơi để tài liệu, tài sản của quan lại, nghĩa rộng cơ quan nhà nước) tiếp biến văn minh Trung Hoa trong đó đặt nền móng vững chắc phát triển nghề gốm sứ.

 

Không hẹn mà gặp ở Việt Nam, nội chiến Lê-Mạc (1533-1677)  với Nhà Mạc (莫朝) tiếm ngôi nhà Hậu Lê (後黎朝) rồi bị họ Trịnh đánh đuổi 1592 và dứt điểm năm 1677, tiếp rồi lập nên chế độ Chúa Trịnh lấn át Vua Lê. Vua Lê - Chúa Trịnh Đàng Ngoài và nhà Nguyễn Đàng Trong cũng gây nên cuộc Phân tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài 200 năm. Hữu duyên, Bát trà gốm Chu Đậu vàng son thời Mạc xuất dương đã trở thành báu vật của Tướng quân Nhật Bản vốn đang cậy nhờ thiền sư Sen no Rikyū (千利休, 1522-1591) phát triển văn hóa Trà đạo (茶道) sau nội chiến tan hoang.

 

Tướng quân Oda Nobunaga (織田 信長, 1534-1582) có công chấm dứt thời Chiến Quốc và người kế thừa Toyotomi Hideyoshi (豊臣 秀吉, 1537-1598) gây chiến tranh Nhật Bản - Triều Tiên bắt cóc 47 thợ lành nghề mang về lập nên nghề gốm Satsuma do dòng họ Shimazu cai quản. Chinh di Đại Tướng quân Tokugawa Ieyasu (徳川 家康, 1543 -1616), người mở đầu triều đại Mạc phủ Edo (1603-1867), tuy thực hiện chính sách Tỏa quốc (鎖国) nhưng ưu tiên bảo trợ phát triển nghề gốm sứ trong đó đặc trưng dòng gốm Satsuma cải tiến liên tục và lừng danh thế giới với dòng gốm tráng men Kyo-Satsuma vẽ thổ cẩm và nhũ vàng tinh tế theo trường phái Kano.

 

Các Tướng quân sáng lập Mạc Phủ đều lại dấu ấn lớn với lịch sử, với ngành gốm sứ Nhật Bản. Ngắm những tác phẩm gốm Satsuma thời Edo (1603-1867) rất đa dạng hình thái cốt gốm, lối vẽ phản ánh nghệ thuật một thời “bế quan toả cảng” và chuyển tiếp Minh Trị Duy tân (1868-1912) sẽ giúp ta hiểu vì sao Nhật Bản đã vượt thoát Trung Hoa và tiến lên hàng cường quốc:

Bình hoa Tướng quân luyện công (cao 60cm): chất liệu Satsuma tinh trắng, nhũ bạc nổi theo viền 4 chân và 2 tai biểu trưng hổ phù quyền lực võ tướng; nổi bật gia huy những lá thục quỳ trên hồi văn cổ bình vẽ liên hoàn hoa cúc trong ô mai rùa. Mặt trước vẽ cảnh tướng quân triển đao thần thái trước sân điện, mặt sau vẽ hai công tử huân tập cùng binh khí - đánh dấu thời kỳ võ tướng thịnh trị. (Hình 1)

Đĩa Hồi phủ (đường kính 38cm): Vẽ cảnh mùa xuân hân hoan hồi phủ với toàn gia quyến Lãnh chúa sau những năm tháng làm con tin tại kinh đô. Theo luật định Mạc Chúa, cầm nắm gia quyến làm con tin và bắt lãnh chúa xây đắp nối thông các phiên trấn với nhau để trung ương dễ dàng chinh phạt khi có tạo phản. (Hình 2)

Tráp Vàng hoa (đường kính 35cm, cao 18cm): tráp đựng đồ quý thời thịnh trị, được phủ kín vàng hoa văn dương xỉ dây lồng kết cúc hoàng gia, thược dược, mẫu đơn; mặt trên vẽ cảnh Samurai truyền thừa kiếm cung trong phủ đệ sơn thủy hữu tình xanh mướt những rặng tùng già. (Hình 3)

Bình rượu Tín ước (cao 30cm): Bình phủ men đặc trưng kỹ thuật Iroe sơn màu (wa-enogu), quai tai lá cúc. Vẽ huyền tích hẹn mùa hoa cúc của Hàn sĩ Hasebe Samon và Chinh nhân Akana Sôemon dưới cổng đền Thần đạo. Chàng vũ sĩ không cam thất hứa, tự đâm cổ chết để hồn nương theo gió kịp về bên vò ngâm cành bạch cúc tửu đợi rót lúc tàn thu. (Hình 4)

Bình rượu Văn thần (cao 22cm): nghệ thuật tạo dáng bình đặc trưng thời Edo “bế quan tỏa cảng”, với kỹ thuật moriage điểm và trượt men nâu tạo hình khắp bình; chỉ điểm xuyết vài nét bút lông đơn giản khuôn mặt thuần nét người Nhật Bản trong trang phục còn chịu ảnh hưởng Đường - Tống Trung Hoa  (Hình 5)

Bộ tam sự Giao chiến (cao 35cm và 30cm): loại gốm cốt dày, kỹ thuật vẽ thổ cẩm hoàn mỹ, trượt moriage điểm phủ men trắng hoàn hảo rồng ngự uy nghi trên nóc quả bồng hoặc quấn quanh miệng các bình hoa thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh triền miên giành giật vương vị (Hình 6)

Bình hoa Chiến binh (cao 25cm): xương gốm cứng, vẽ cảnh các chiến binh thần thái, mạnh mẽ trên lưng ngựa trắng, đen phi nước đại và giao chiến với độ chìm nổi tinh tế dưới men màu xanh và đen (Hình 7)

Đỉnh Lư Bách thắng (cao 105cm, ngang 65cm): Tam sư hí cầu biểu trưng thành đạt, mãn nguyện của Tướng Quân chấm dứt nội chiến. Hình vẽ tôn sư Khổng Minh với mưu kế thống nhất quốc gia Mạc (幕) là bức màn hay rèm và Phủ (府) là nơi để tài liệu, tài sản của quan lại, nghĩa rộng cơ quan nhà nước tướng quân nghe lệnh vua ra trận thường trú trong các nhà vải gọi là 幕府. (Hình 8) 

Chóe Nhất thống Sơn Hà (cao 78cm, ngang 38cm): kỹ thuật Nishikide phủ kín vàng toàn đôi chóe cảnh chiến dịch Sekigahara, Tokugawa Ieyasu chiến thắng Mitsunari để thống nhất quốc gia, thiết lập chế độ Mạc Phủ Edo tồn tại hơn 200 năm. (Hình 9)

 

TS. TRƯƠNG ĐÌNH BẢO LONG
Theo https://saigondautu.com.vn/thu-dam-me/trieu-dai-tuong-quan-tren-gom-satsuma-71614.html